Chị T là công nhân viên chức tại một công ty lớn, tuy đến tuổi
30 nhưng chưa lập gia đình. Vài tháng gần đây chị có hiện tượng đau bụng kinh dữ
dội, đặc biệt là tháng vừa rồi, chị T đau đến nổi nằm một chỗ, gần như lịm đi,
chị đi khám thì bị u nang buồng trứng và bác sĩ bảo buộc phải cắt bỏ.
Trong quá trình làm hồ sơ bệnh án để thực hiện thủ thuật,
sau khi xét nghiệm thì bác sĩ phát hiện huyết thanh trong máu của chị T thấy có
xoắn khuẩn giang mai. Lúc này chị vô cùng hoảng hốt và bất ngờ vì không biết vì
sao lại bị mắc bệnh. Chị yêu cầu bác sĩ xét nghiệm lại một lần nữa thì vẫn là kết
quả dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Lúc này chị T không nghĩ được ra lý do
nào mình đã mắc phải bệnh.
"Ảnh minh họa"
Bác sĩ giải thích rằng có thể chị đã mắc bệnh từ rất nhiều
năm về trước nhưng bây giờ mới phát hiện bệnh, kết quả cho thấy. Chị T cố nhớ lại
những việc xảy ra từ những năm trước, có một lần chị quan hệ với sếp của mình
vì hôm đó có liên hoan tiệc công ty, vì vui vẻ quá mức chị đã để cho mình say
khước, lúc đó sếp gợi ý đưa chị về nhưng không đưa về nhà mà chở thẳng đến
khách sạn. Khi đó chị và sếp đã không kìm chế được, phần vì thiếu thốn tình cảm
bấy lâu nay, phần vì công việc hiện tại của mình. Tuy nhiên, chị bảo lúc đó
xong chuyện không thấy có những triệu chứng gì lạ, cách một khoảng thời gian
cũng khá lâu sau đó, chị có trải qua một cơn sốt nặng, nổi ban đỏ khắp người,
chị nghĩ là sốt siêu vi và điều trị bình thường, những triệu chứng sau đó cũng
mất hẳn và từ đó đến giờ không bị gì nữa.
Sau khi nghe chị kể lại câu chuyện của mình thì bác sĩ cho
biết: giang mai không giống như một số bệnh khác, nên khi những triệu chứng đầu
tiên xuất hiện chị em rất khó phát hiện và không rõ ràng. Bệnh do một loại xoắn
khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, chúng xâm nhập vào cơ thể của người
này sang người kia thông qua việc quan hẹ tình dục, sử dụng chung đồ dùng cá
nhân, hành động tiếp xúc thân mật, va chạm vào dịch tiết từ tổn thương giang
mai qua vết thương hở, tổn thương dù rất nhỏ trên da, lây từ mẹ sang con.
Giang mai có thời gian ủ bệnh từ 10 ngày đến 90 ngày. Ở phụ
nữ vi khuẩn giang mai thường phát triển nhanh hơn nam giới do cấu tạo đặc biệt
của bộ phận sinh dục nữ phức tạp hơn nam giới. Ở giai đoạn đầu, sau khi tiếp
xúc với mầm bệnh giang mai từa 2 đến 9 tuần thì những biểu hiện giang mai xuất
hiện khá mờ nhạt, nhưng đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện ra bệnh giang
mai để điều trị kịp thời và hiệu quả cao nhất.
Cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét giang mai
hay còn gọi là săng giang mai, có hình bầu dục hoặc tròn, nhoẵn, trợt, không ngứa,
không đau, nếu không để ý thì bạn không biết và rất dễ bỏ qua hoặc nhầm tưởng
là viêm nhiễm thông thường tự hết, các triệu chứng này sẽ lặn đi nhưng thực chất
đang âm thầm chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Sau đó khoảng từ 3 đến 10 tuần
khi giai đoạn 1 kết thúc, bạn sẽ thấy sự trở lại của các vết loét giang mai, nổi
những nốt ban đỏ khắp người kèm theo triệu chứng sốt, đau nhức, mơ hồ và những
biểu hiện này cũng biến mất sau vài tháng.
Các xoắn khuẩn giang mai lúc này tiến sâu vào máu, ăn vào nội
tạng và bạn sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, hệ thần kinh về sau,
thậm chí là bị tử vong khi để nó đến
giai đoạn nguy hiểm nhất là giai đoạn cuối.
Trường hợp của chị T, bệnh đang chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn
để phát triển đến giai đoạn cuối nên chị không hề hay biết, trong giai đoạn này
bệnh không biểu hiện ra ngoài, thậm chí không lây nhiễm cho người khác nên khi
xét nghiệm mới phát hiện ra. Điều trị bệnh trong giai đoạn này khó khăn và thời
gian lâu hơn rất nhiều
Chia sẽ tin tức
Mắc bệnh giang mai do ngoại tình với sếp
4/
5
Oleh
Unknown